Các bạn đang phải dành rất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc da chỉ để ngăn ngừa và điều trị mụn? Nhưng kết quả là, mụn vẫn ở lỳ trên da, tái đi tái lại thường xuyên thậm chí còn nhiều hơn. Các bạn vẫn không biết nguyên nhân vì sao mụn cứ nổi hoài nổi mãi.
Nếu đang gặp phải tình trạng như vậy thì các bạn nên kiểm tra ngay xem mình có đang gặp phải những nguyên nhân gây mụn dưới đây không nhé. Vì tìm được nguyên nhân gây ra mụn chính là một trong những giải pháp tốt nhất giúp bạn trị mụn thành công. Dưới đây là những nguyên gây ra mụn và cách khắc phục cực kỳ đơn giản mà các bạn có thể áp dụng cho mình mỗi khi bị mụn nhé.
1. Do di truyền
Gene đóng một vai trò lớn trong cấu tạo da của bạn. Các bạn có thể hỏi ba mẹ bạn về da lúc trẻ của họ như thế nào, họ đã bao giờ gặp tình trạng mụn hay chưa? Hoặc bạn có thể xem xét về da của anh, chị em bạn.
Cách khắc phục: Các bạn không thể thay đổi gene để da đẹp hơn, nhưng duy trì thói quen chăm sóc da tốt thì chắc chắn vấn đề mụn sẽ được giảm.
2. Do hormones
Đây là nguyên nhân mà chúng mình hay bị nổi mụn do nội tiết. Mụn do nội tiết tố gây ra thường không xuất hiện trên toàn bộ khuôn mặt mà ở khu vực xung quanh cằm và hàm. Phụ nữ thường bị mụn này nhiều hơn nam giới, vì phụ nữ chúng ta cứ đến chu kì hằng tháng là sẽ hay xuất hiện mụn.
Cách khắc phục: Nếu đã chắc chắn mụn xuất hiện do hormones thì các bạn có thể bôi thuốc để làm giảm mụn nôi tiết hoặc bổ sung các loại thuốc chứa hormones vào cơ thể ví dụ như thuốc tránh thai, hoặc là các lựa chọn thay thế khác nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chứ không được sử dụng tuỳ tiện.
3. Vi khuẩn
Rất nhiều người nghĩ rằng, khi họ giết các vi khuẩn P.acnes thì sẽ tiêu diệt tận gốc được mụn. Tuy nhiên, vi khuẩn P.acnes là tồn tại trên da của tất cả chúng ta, cho dù đó là trên da bình thường hay là trên nốt mụn.
P.acnes hoạt động bằng cách “ăn” bã nhờn, với làn da bị mụn thường thì bã nhờn bị sản xuất dư thừa hoặc bị tắc và kẹt bên trong nang lông, điều này tạo mặt bằng màu mỡ cho vi khuẩn P.acnes tăng trưởng.
Chúng ta có thể giết chết vi khuẩn P. acnes, nhưng vi khuẩn sẽ quay lại và có thể “làm tổ” trên da sau đó, thế nên điều tốt nhất mà chúng ta nên làm là huỷ diệt “tổ” của chúng, lúc đó thì chúng sẽ bị diệt và không có nguy cơ tăng trưởng, sinh sôi.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất nếu gặp phải mụn trong trường hợp này là chúng mình nên giữ cho làn da khoẻ, chăm sóc da một cách cẩn thận, đối với một số bạn bị mụn thì có thể diệt vi khuẩn trên bề mặt bằng benzoyl peroxide và tee tree oil chấm vào nốt mụn.
4. Các tuyến bã nhờn bị kích hoạt quá nhiều
Vấn đề này thường xảy ra ở tuổi dậy thì, khi nội tiết tố thay đổi dẫn đến dầu trên da được sản xuất nhiều hơn và tạo ra môi trường màu mỡ cho vi khuẩn P. acnes.
Cách khắc phục: Đối với làn da rất nhờn, nhiều dầu thì có thể sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt hoặc kem tri mun hieu qua có chứa benzoyl peroxide
5. Do mỹ phẩm và dưỡng da
Đây có lẽ là nguyên nhân khá phổ biến, bạn thấy da bị mụn khi sử dụng một sản phẩm lạ hoặc mới bất kì như là sản phẩm makeup, kem chống nắng, dưỡng da…
Nhưng cũng có thể làn da bị nổi mụn do không tẩy trang, làm sạch da đúng cách hoặc sử dụng cọ trang điểm bẩn.
Cách khắc phục: Các bạn có thể xử lý việc da bị mụn vì nguyên nhân mỹ phẩm bằng cách thực hiện vệ sinh da đúng cách: làm sạch da, tẩy trang trước khi đi ngủ, vỏ gối và drap giường phải sạch. Lưu ý không nên sử dụng một lúc tất cả các sản phẩm khi da đang bị dị ứng.
6. Không tẩy tế bào chết
Khi da không được loại bỏ hết tế bào chết dư thừa thì lỗ chân lông có nguy cơ bị tắc nghẽn cao hơn, dẫn đến gây mụn cho da.
Cách khắc phục: Tẩy da chết cơ học hoặc hóa học (AHA, BHA) sẽ giúp da bạn tốt hơn trong trường hợp này. Nhưng chú ý không nên tẩy tế bào chết quá 2 lần/tuần sẽ khiến da trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
7. Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thực phẩm
Do cơ địa mỗi người khác nhau nên việc dị ứng thực phẩm cũng khác nhau. Bạn có thể dị ứng với tôm, sữa, thịt bò… nên khi ăn những thực phẩm mà bạn bị dị ứng vào thì cơ thể bạn sẽ phản ứng và làm da có mụn.
Cách khắc phục: Bạn nên theo dõi da của bạn khi ăn một thực phẩm nào đó và có phản ứng như thế nào. Cách tốt nhất và khoa học nhất là bạn có thể đi xét nghiệm dị ứng để biết được cơ thể bạn dị ứng với những gì và ngăn ngừa chúng. Nếu bị nổi mụn do dị ứng thì các bạn tuyệt đối không gãi và sờ tay lên mặt mà hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc.
8. Stress, thiếu ngủ
Mặc dù stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nổi mụn nhưng stress có thể tàn phá làn da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng mụn.
Bên cạnh đó giấc ngủ cũng rất quan trọng, không chỉ cho làn da, mà cho cả cơ thể chúng ta. Tương tự như stress, giấc ngủ có thể không trực tiếp gây ra mụn, nhưng thiếu ngủ có thể đóng góp một phần vào quá trình phát triển thêm mụn cho da.
Cách khắc phục: Ngủ đủ và ít căng thẳng chính là điều kiện lý tưởng để có được làn da mịn màng, đó chính là nền tảng để khiến da tốt hơn. Các bạn nên cố gắng giữ một lịch trình ngủ bình thường để giúp đồng hồ sinh học không bị sai lệch.
Hy vọng rằng bài chia sẻ về những nguyên gây ra mụn và cách khắc phục sẽ giúp các bạn nhanh chóng thoát khỏi lũ mụn xấu xí nhé.